Đăng nhập

Bài 3. Mục Đích Gia Đình Phật Tử

Qua gần nửa thế kỷ đầy biến chuyển của đất nước, Gia Đình Phật Tử Việt Nam được thoát thai từ Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục trong mục đích, lý tưởng, hoài bão và sứ mệnh bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ Dân Tộc và Hòa Bình.

Qua gần nửa thế kỷ đầy biến chuyển của đất nước, Gia Đình Phật Tử Việt Nam được thoát thai từ Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục trong mục đích, lý tưởng, hoài bão và sứ mệnh bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ Dân Tộc và Hòa Bình.

Gia Đình Phật Tử không phải là một tổ chức hoàn toàn biệt lập với các tổ chức khác của Phật Giáo, mà là một tổ chức giáo dục nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên của Viện Hóa Đạo. Đó là phương diện pháp lý của Gia Đình. Tuy nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên, nhưng chúng ta có một lề lối tổ chức biệt lập; một phương pháp thuận lợi cho tuổi Thanh Thiếu Nhi; một kỷ cương truyền thống nội bộ mà không ai xâm phạm được. Tất cả những cái riêng biệt ấy nhằm thực hiện mục đích Gia Đình Phật Tử như sau:

I. Mục Đích:

- Theo nội quy năm 1964, của Gia đình Phật tử là:

“Đào tạo Thanh, Thiếu, đồng niên thành Phật Tử chân chính góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo”.

- Theo nội quy Gia đình Phật tử Việt Nam được tu chỉnh do Hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn, Dũng toàn quốc ngày 28-29/07/2001 tại Tôt Đình Từ Đàm, Huế có điều chĩnh:

“Đào tạo Thanh, Thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật Tử chân chính góp phần phụng sự đạo pháp, xây dựng xã hội”.

Mục Đích Gia Đình Phật Tử gồm có hai phần: Phần xây dựng cá nhân và phần xây dựng xã hội.

II. Giải Thích:


1. Xây Dựng Cá Nhân:

Gia Đình Phật Tử cố gắng đào tạo những con người có đủ ba đức tính căn bản: Bi, Trí, Dũng, những con người lấy tình thương làm động lực (Bi), lấy trí tuệ làm ngọn đèn hướng dẫn (Trí), lấy dũng lực làm đà tiến lên (Dũng); những con người biết yêu thương đồng bào, đồng loại như thương yêu chính mình, biết khoan hòa tha thứ, biết nhận rõ đâu là trái, đâu là phải, đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối cuộc đời; những con người không nề gian khổ, không sợ gian nguy trong khi làm nhiệm vụ của mình. Để trau dồi những đức tính ấy người Phật Tử cần thực hành năm hạnh:

Tinh Tấn: Luôn luôn tiến trên con đường đến mục đích của Đoàn, trên con đường đạo.

Hỷ Xả: Luôn luôn vui vẻ hoan hỷ, làm mọi người mọi loài vui vẻ hoan hỷ, biết sống hy sinh cho kẻ khác.

Thanh Tịnh: Là trong sạch từ thân thể đến lời nói, ý nghĩ và việc làm. Biết sống giản dị.

Trí Tuệ: Là hiểu biết đúng đắn và rộng rãi.

Từ Bi: Là đem vui và cứu khổ cho mọi loài; biết dùng lời nói hòa nhã cho mọi người an vui; biết thực hành hạnh bố thí để giúp đỡ mọi loài.


2. Xây Dựng Xã Hội:

Trong xã hội, Gia Đình Phật Tử cố gắng góp sức xây dựng một xã hội cộng đồng yên vui, lành mạnh, lấy tình thương làm chất liệu keo sơn giữa người với người, lấy chính nghĩa làm tiêu chuẩn kết giao, lấy cần lao làm chất men để tiến bộ.

Sống ở đất nước này, Gia Đình Phật Tử cần phải xây dựng con người mới trong xã hội mới. Biết hội nhập và hòa đồng. Hội nhập bằng cách tìm hiểu học hỏi nhưng vẫn nêu cao sắc thái dân tộc mình. Hòa đồng nhưng vẫn trình bày cùng mọi người đặc trưng của một con người Việt, hoàn toàn Việt mà không có một sự pha loãng nào. Đừng để mình phải thua kém người dân bản xứ, nhưng như vậy không phải nhất thiết chạy theo bước chân của họ để không còn thấy lại cội nguồn.

Nhìn về quá khứ, chúng ta vững tin vào tổ chức của chúng ta trong tương lai. Với một mục đích rõ ràng, thích hợp với tuổi trẻ và dân Việt, yêu đạo, yêu nước. Gia Đình Phật Tử sẽ đào tạo Thanh, Thiếu, Nhi thành những Phật Tử chân chính và góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn