Đăng nhập

Bài 14. Ý Nghĩa Tụng Kinh, Niệm Phật

I. Định Nghĩa:

Tụng kinh: là đọc to, theo âm điệu trầm bỗng, những lời dạy bão của chư Phật trong kinh điển.

Niệm Phật là nhớ nghĩ đến chư Phật bằng cách gợi lên danh hiệu chư Phật và các vị Bồ- tát.

 

I. Định Nghĩa:

Tụng kinh: là đọc to, theo âm điệu trầm bỗng, những lời dạy bão của chư Phật trong kinh điển.

Niệm Phật là nhớ nghĩ đến chư Phật bằng cách gợi lên danh hiệu chư Phật và các vị Bồ- tát.


II. Vì Sao Phải Tụng Kinh, Niệm Phật:

            1. Lý do phải tụng kinh:

Để tìm hiểu thâm thúy, để ghi nhớ và thực hành.

Để mọi người chung quanh cùng nghe, cùng hiểu và ghi nhớ.

            2. Lý do phải niệm Phật:

                        Để nhớ nghĩ đến chư Phật, những diện mạo, cử chỉ, hành động, đức hạnh của các Ngài.

Niệm những đức tánh tinh-tấn, hỷ-xả, thanh tịnh, trí-huệ, từ-bi, tức là em tập được các hạnh ấy.

III. Chúng Ta Nên Tụng Kinh Gì Và Niệm Danh Hiệu Phật Nào?

1. Kinh nên tụng:

Chúng ta nên lựa chọn một số kinh thích hợp và vừa tầm với căn cơ của chúng ta như: Kinh Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, …

                        Ngoài ra, có một số nghi thức thông thường mà chúng ta cần tụng là nghi thức cầu an, cầu siêu, nhất là bài kinh Sám hối.

            2. Danh hiệu cần niệm:

                        Phật cũng rất nhiều không kể xiết, nên chúng ta niệm danh hiệu các vị Phật gần chúng ta như: đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Di Lặc, Quán Thế Âm bồ tát, …

 

IV. Niệm Phật Như Thế Nào: Có nhiều cách:

1- Tụng niệm: Nghĩa là đứng trước bàn Phật, niệm lớn tiếng có chuông có mõ.

2- Mật niệm: Là niệm nhỏ tiếng, niệm thầm. Như trước khi đi ngũ, khi sáng thức dậy em niệm thầm vừa đủ nghe là được.

3- Khẩn niệm: Là khi em gặp những sự đau khổ hoặc tai nạn, em niệm đức Quán-Thế-Âm một cách khẩn thiết, chí thành. Khi em đau ốm em niệm đức Dược-Sư; khi có người sắp lìa đời em niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà.

4- Quán niệm: Là đứng trước hình ảnh của đức Phật, em chiêm ngưỡng tướng tốt của đức Phật hay tưởng tượng đức Phật ở trước mặt.

5- Chuyên niệm: Là bất cứ làm việc gì em đều luôn luôn nhớ đến Phật và lúc nào cũng niệm Phật.

Đối với năm cách niệm Phật, em có thể niệm cách nào cũng được, nhưng cần thiết nhất là cách chuyên niệm. Em luôn luôn niệm Phật và nhớ những lời Phật dạy sau đây:
- Khi chán nản biếng nhác, em niệm hạnh tinh-tấn của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
- Lúc giận buồn, em niệm hạnh hỷ-xả của đức Phật Di-Lặc.
- Khi nhiều lòng tham, em niệm hạnh thanh-tịnh của đức Phật A-Di-Đà.
- Khi không hiểu hay si-mê, em niệm hạnh trí-tuệ của đức Văn-Thù.
- Khi có ý hại người, em niệm hạnh từ-bi của đức Quán Thế-Âm.

V. Lợi Ích Của Sự Tụng Kinh, Niệm Phật:

            1. Lợi ích cho người tụng kinh:

                        Những lời hay lẽ phải, những ý kiến cao thâm trong kinh điển dần dần thấm nhuần trong tâm hồn chúng ta.

                        Giúp chúng ta tập trung giác quan và tư tưởng không khởi các ác nghiệp về thân, khẩu, ý.

            2. Lợi ích cho gia đình:

                        Không khí gia đình thanh tịnh, trang nghiêm.

                        Đời sống gia đình thêm hòa thuận tin yêu.

            3. Lợi ích cho người chung quanh:

                        Đánh thức người đời ra khỏi giấc mê, đưa lọt vào tai kẻ lạc lối những ý nghĩa thâm huyền chứa đựng trong kinh điển. 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn