Đăng nhập

Một Số Trò Chơi Sinh Hoạt

Các dạng trò chơi Và Một số trò chơi quen thuộc

II. MỘT SỐ TRÒ CHƠI SINH HOẠT

A. Các dạng trò chơi

a. Dạng vận động mạnh

Ví dụ trò chơi : tìm bạn.

 QT  dùng bài hát nào đó chia tập thể thành một vòng tròn. Sau đó dùng băng reo đoàn kết cho kết bạn hai người một, rồi mời người bên phải bước vào trong một bước, tạo thành hai vòng tròn.QT cho các bạn quay vào nhau để nhìn nhau cho kỹ. Sau đó dùng bài hát nào mà vừa hát vừa di chuyển, nhưng hai vòng tròn di chuyển ngược nhau. Khi đang còn hát, QT dùng còi hay hiệu lệnh nào để sau ba bốn hiệu lệnh qui định hai bạn của mình phải tìm lại nhau, nếu không tìm được thì bị xem ra làm sai và bị phạt.

  Trò chơi : Vòng tròn sức mạnh.

QT điều khiển TT thành một vòng tròn. Sau đó cho tay của người này cầm tai của hai người bên cạnh và bắt đầu thực hiện theo lệnh của người điều khiển như : ngồi xuống, đứng lên,quỳ xuống, ngồi xuống…chậm hay nhanh là tuỳ QT. Chỗ nào bị đứt vòng là làm sai và bị phạt.

 

b. Dạng lý luận.

Cho TT dàn thành vòng tròn, mời một bạn nào đó ra khỏi vòng. QT chỉ định một người nào đó mà tất cả TT đều biết. Sau đó mời người  ấy vào, với 5 câu hỏi, phải tìm cho được người mà QT vừa chỉ định. Khi người ấy hỏi đúng, thì TT trả lời là phải, nếu hỏi sai thì TT trả lời là không. Sau 5 câu, mà người ấy không tìm được thì xem như làm sai. Và trò chơi cứ tiếp tục cho đủ một số người để phạt.

 

B. Một số trò chơi quen thuộc

 

1. Đấu Gà

Số người chơi : Hai em đại diện cho hai phe.

Cách chơi: Hai em đứng trong vòng tròn đường kính 1,5 m (nhớ chỉ đứng một chân mà thôi). Hai tay nắm để sau lưng . chỉ được dùng đầu vai để đẩy địch thủ ra khỏi vòng. Ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn là coi như bị thua cuộc.

 

2. Tìm Chiên Lạc

Số người chơi : Ba đội cử ra mỗi đội một người.

Cách chơi : Tất cả những người không chơi đứng xếp thành vòng tròn. Ba người được cử ra thì : một người làm chủ chiên, một người làm chiên lạc, và một người làm bò. Tất cả đều phải bịt mắt bằng khăn quàng, và chỉ có thể đi lại trong vòng tròn mà thôi. Người điều khiển thổi một tiếng còi thì bắt đầu chơi. Thỉnh thoảng con bò lại kêu “bò” và con chiên lại kêu “be” cho chủ chiên dễ tìm. Khi chủ chạm được chiên thì thắng cuộc, rủi đụng phải bò thì thua. Người ngoài nên giữ yên lặng và trật tự thì cuộc  chơi mới vui.

 

3 . Thi mặc áo ngược

Số người chơi : Mỗi đội cử ra người (nếu là chơi cả đoàn) hoặc là các đội viên trong một đội chơi với nhau cũng được.

Cách chơi : Người điều khiển ra một hồi còi chuẩn bị, rồi sau một tiếng còi khởi hành là các người chơi phải làm sao cởi rất nhanh chiếc áo mình đang mặc xuôi, rồi mặc ngược lại, cài cúc chỉnh tề. Em nào xong trước và gọn gàng hơn cả thì thắng cuộc.

   Trước khi ra hiệu còi khởi hành thì người điều khiển nên kiểm soát kỹ xem các em chơi có tháo một cúc nào chưa !

              

4 . Nhận người nhà

   Số người chơi : Chừng 6 người mà thôi.

   Cách chơi :    Một trong các em chơi dùng khăn bịt mắt lại. Các em còn lại dùng khăn làm dấu : mỗi em làm một khác, hoặc quấn đầu, buộc cánh tay hay quàng vào cổ…Trước khi có còi cho hiệu chơi  thì để em bịt mắt đứng xa những em làm dấu kia chừng 5m để quan sát trong vòng một phút, rồi bịt mắt lại. các em làm dấu thay đổi thứ tự để em bịt mắt khó kiếm ra. Sau tiếng còi khởi hành, em bịt mắt đi tìm người nhà. Rờ vào em nào trong số ngững em làm dấu mà nói đúng tên thì thắng cuộc, nói sai thì trừ đi một điểm.

   Chú ý : Những người không chơi vây tròn những người chơi để cho người tìm người nhà khỏi đi quá xa.

 

5. Rót nước vào chai

   Số người chơi : Mỗi đội cử ra một người.

Cách chơi : Có bao nhiêu người chơi thì lấy bấy nhiêu chai, buộc vào ngần ấy cái cột theo thứ tự. Những ai chơi thì bịt mắt lại, đứng cách hàng chai chừng 15m. sau tiếng còi thì những người chơi, tay cầm ấm nước, đi tìm chai để rót vào.

   Ai rót nước vào chai đầy trước tiên là người thắng cuộc.

 

6. Thỏ cóc thi đua

   Số người chơi : Chừng 6 người, 3 người làm thỏ, 3 người làm cóc.

   Cách chơi : Vẽ hai mức song song và cách xa nhau chừng 20m, 3 thỏ đứng xen kẽ 3 cóc trên một mức, quay về mức bên kia, 3 cóc ngồi xổm.

   Tiếng còi đầu là tiếng còi chuẩn bị, tiếng còi thứ hai là tiếng còi khởi hành. Sau mỗi tiếng còi của người điều khiển thì thỏ được phép bước một bước dài bao nhiêu có thể, trong khi đó thì cóc được nhảy hai bước dài bao nhiêu có thể, và cứ thế cho tới khi con nào về tới đích trước là con đó thắng cuộc.

 

7 . Mẫu hàng

   Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.

   Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng thành một vòng tròn vây quanh người điều khiển. Sau mỗi lệnh của người điều khiển thì những người chơi phải làm sao thi hành thật lẹ và đúng.

   Thí dụ : người điều khiển  ra lệnh :

Kiếm mẫu hàng bằng cọng rơm dài 1 tấc, hoặc : kiếm mẫu hàng bằng lá gianh dài 15 ly…

Ai đưa về cho người điều khiển vừa sớm vừa đúng nhất thì kể là thắng cuộc.

 

8. Chim về tổ

   Số người chơi : Mỗi đội cử ra một người.

   Cách chơi : Vẽ hai mức, hoặc cho dễ thấy hơn thì những người không  chơi đứng làm mức, hai mức này xa nhau chừng 30m.

   Những người chơi đứng xếp hàng chuẩn bị, co một chân, hai tay để trên đầu. Khi có còi khởi hành, các con chim phải thi nhau cò về tới mức bên kia, rồi cò trở lại mức đã khởi hành. Chim nào về sớm nhất là chim thắng cuộc.

 

 

 

9.Tìm Số Nhà

Số người chơi : Chừng 5 người một lượt.

Cách chơi : Cắt cát tông  làm 6 hình khác nhau. Trên 6 hình cát tông đó có ghi lần lượt 6 số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Những người chơi đứng xung quanh để quan sát kỹ 6 hình cát tông đó.  Sau đó đi ra xa, cách nhưng hình cát tông đó 10 m. Người nào cũng phải dùng khăn quàng bịt mắt lại. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, những người chơi tìm lại chỗ những hình cát tông đó, rờ kỹ và cầm một hình giơ cao, nói lớn số của nó. Nói đúng số của nó là được 1 điểm, nói sai thì phải trừ đi 1 điểm.

 

10. Bà cõng cháu

   Số người chơi : Tất cả hay chừng 10 người .

   cách chơi : Tất cả người chơi cũng như người không chơi đứng xếp thành vòng tròn.

   Tiếng còi chuẩn bị : những ai chơi đều phải cúi mình, co một giò lên, Người bên cạnh gấp gọn khăn quàng, để trên lưng người chơi.

   Tiếng còi khởi hành, những người chơi cò một chân vòng quanh vòng tròn người, làm sao đừng để cho khăn rơi xuống đất, rồi trở về chỗ mình. Ai về trước hết mà không rơi khăn thì thắng cuộc.

 

11 . Trao trả tù binh.

Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được, nhưng với điều kiện  số người chơi phải chẵn.

   Cách chơi : Vẽ hai mức cách nhau chừng 1 m. những người chơi đứng xếp hai hàng trên hai mức và quay vào nhau đôi một, tất cả trong thế sẵn sàng.

   Sau tiếng còi hiệu, người bên này trao cho người bên kia chiếc dép đang xỏ ở chân, người bên kia giơ chân đỡ chiếc dép và xỏ vào chân mình. Nhớ cả hai người  không được phép bỏ chân xuống đất trong khi trao dép. Đôi nào trao xong trước hết và không sai luật thì kể là thắng cuộc.

 

12 . Thi ném xa

   Số người chơi : Từng đội hay từng 10 người.

   Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng xếp thẳng hàng ngang. Một tiếng còi chuẩn bị : tất cả vo viên chiếc khăn quàng của mình. Sau tiếng  còi khởi hành, tất cả dùng hết sức mình mà ném chiếc khăn đi xa trước mặt. Ai ném xa nhất là người thắng  cuộc.

   Chú ý : Muốn cho công bằng thì nên lựa những người chơi ngang sức hoặc to lớn bằng nhau.

 

13 . Ám sát

   Số người chơi : Hai người một lượt.

   Cách chơi : Tất cả những người không chơi đứng hay ngồi thành vòng tròn, hai người chơi vào giữa vòng. Tiếng còi đầu cho phép hai xạ thủ chuẩn bị bằng cách buộc hay vo viên chiếc khăn quàng. Tiếng còi ra lệnh chơi: hai xạ thủ được phép ném vào đầu đối địch. Bên nào bị khăn trúng đầu thì kể là thất trận.

   Nên nhớ : Trong khi chơi, hai xạ thủ chỉ được tránh né hay di động trong vòng người mà thôi. Đàng khác hai xạ thủ luôn phải xa nhau ít là 2m.

 

 

14. Thiện xạ

   Số người chơi : Thi đua từng đội (số người nhiều bằng nhau).

   Cách chơi : Mỗi đội cử một người chơi trong đợt đầu. Chồng 5 ống lon lên nhau. Mỗi người lần lượt dùng banh tennis đổ 5 ống lon một lượt thì được 1 điểm. Rồi lần lượt tới những người sau…đội nào được nhiều điểm hơn cả là đội đó thắng cuộc.

 

15. Săn thỏ

   Số người chơi : Hai người một lần.

   Cách chơi : Tất cả những người không chơi xếp thành vòng tròn. Một em làm thỏ và một làm người  săn đuổi nhau. Cả hai đều phải đi trong vòng tròn và đi bằng 10 ngón chân, đi trong thế ngồi xổm. Khi nào người săn bắt được thỏ thì tất cả reo to lên một tiếng.

 

16. Phe đối lập.

   Số người chơi : Trò chơi cho cả đoàn.

   Cách chơi : Người điều khiển ra một lệnh gì thì mọi người phải làm ngược lại. thí dụ : người điều khiển nói đứng thì mọi người ngồi. Ai làm sai thì phải cò một vòng quanh cả đoàn.

 

17. Đặt tên.

   Số người chơi : Trò chơi cho cả đoàn.

   Cách chơi : Người điều khiển chỉ cái gì  thì tất cả đều hô to tên cái ấy. Thí dụ : người điều khiển chỉ tóc, cái mũi…thì tất cả đều hô to cái tóc, cái mũi… Ai nói sai thì phải cò một vòng xung quanh đoàn.

 

18. Rụt Rè

   Số người chơi : Thi đua hàng đội, mỗi đội cử ra hai người.

   Cách chơi : Hai người trong mỗi đội dùng khăn thắt chặt hai khuỷu chân vào với nhau, hai tay để lên đầu. Nghe thấy hiệu còi hai người lo dìu nhau về tới đích sớm hết sức. Đội nào về trước là đội đó thắng.

 

19. Thầy bói.

   Số người chơi : Chơi cho cả đoàn hay cả đội.

   Cách chơi : Người làm thầy bói, bịt mắt đứng  vào giữa vòng người. Những anh chị trưởng đụng vào người thầy bói. Thầy bói nói đúng tên người đụng thì người đó vào làm thầy bói  thay. Nếu thầy bói nói không đúng thì cứ tiếp tục làm thầy bói.

 

 

20. Lạc đạn.

   Số người chơi : Trò chơi cho từng đội.

   Cách chơi : Tất cả mọi người ngồi xếp thành vòng tròn, sát cánh nhau. Người điều khiển tung trái banh vào giữa, trúng ai thì người đó bị loại. Nên nhớ trong khi chơi thì không ai được đứng dậy, chỉ có thể nghiêng mình tránh mà thôi.

21. Tiếng vọng

   Số người chơi :  Chơi cả đoàn hay cả đội.

   Cách chơi : Người điều khiển nói lên một tiếng nào thì mọi người phải đáp lại một tiếng ngược nghĩa. Thí dụ : người điều khiển nói “ăn” thì mọi người phải đáp lại “xuống”. Ai nói sai thì tự động cò một vòng xung quanh những người chơi.

 

22. Du lịch trong trí.

   Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.

   Cách chơi : Người điều khiển nói: chúng ta đi du lịch trên các sông Việt Nam, rồi chỉ ai là người đó phải xướng tên một con sông trên đất nước Việt Nam. Thí dụ: sông Hương, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn…

 

23. Vớt người chết.

   Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.

   Cách chơi : Khăn quàng để cách 1 m, mỗi người chơi đều đứng một chân, cách chiếc khăn 1 m, dùng chân kia kẹp lấy chiếc khăn. Ai kẹp được chiếc khăn trước là người thắng cuộc.

 

24. Trao quyền.

   Số người chơi : Chừng 10 người với 5 cái mũ.

   Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng xếp thành hai hàng, người này cách người kia chừng 0,5m. hai hàng quay vào nhau, dùng đầu trao nhau mũ trên đầu mình. Trao đi rồi lại trao lại. đôi nào trao xong trước mà không bị rơi xuống đất thì tất cả những người đứng xung quanh cho một tràng pháo tay.

 

25. Mù dẫn mù.

   Số người chơi : Cử ra hai em để chơi, tất cả những người không chơi ngồi xung quanh.

   Cách chơi : Hai em chơi dùng khăn bịt mắt, nghe hiệu còi, dắt nhau tới rờ vào cái cọc cắm tại đích trong một thời gian nào đó. Nếu chưa tới giờ mà rờ được  cái cột  thì kể là thắng cuộc. Ngược lại nếu hết giờ mà chưa mó được cột thì người điều khiển thổi còi để chấm dứt  để đổi cho phiên người khác.

 

26. Chuyền tay

   Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được ,

   Cách chơi : Đứng xếp hai hàng quay mặt với nhau, người này đối diện với người kia, trong cùng một lúc, người này ném cho người đối diện một vật (quả bóng nhỏ chẳng hạn)  và nhận một vật người đối diện ném cho. Ai không bắt được  để vật rơi xuống đất là người đó thua.

 

 

27.  Ha! Ha! Ha!

Tất cả xếp vòng tròn, người thứ nhất nói ha, người thứ hai nói ha ha, người thứ ba nói ha ha ha và cứ tiếp tục theo vòng tròn. Ai trong khi nói ha mà cười thì bị loại khỏi vòng, kẻ còn lại sau cùng là kẻ thắng cuộc.

 

 

28. Thức Tỉnh

Ngồi vòng tròn, quản trò có một chỗ, tất cả quay mặt vào trong. Bắt đầu từ quản trò, một chiếc đồng hồ reo được chuyền đi. Đồng hồ dứt đổ ở ai, người ấy bị loại. Vừa chuyền vừa hát bài “kìa con bướm vàng”. Ai còn lại cuối cùng sẽ thắng.

 

29. Rung mũi

Gọi một em ra nằm ngữa giữa sân, bạn đặt một đồng bạc cắc lên chóp mũi của em. Em cố gắng làm sao cho đồng bạc rơi xuống bằng cách cử động cái mũi. Cấm không được lắc đầu hoặc dùng tay.

 

30. Phù thuỷ- pho tượng.

Chia tất cả người chơi thành bốn nhóm, trong đó có một nhóm làm phù thuỷ. Phù thuỷ đuổi các người khác. Khi chạm vào ai thì người đó thành một pho tượng và phải đứng yên trong vị thế lúc bị chạm. Những pho tượng này sẽ không được cử động và chạy tiếp trừ khi đã được những đồng bạn khác cứu.

 

31. Phơi Quần.

Căng một sợi dây kẽm cách mức khởi hành chừng 10 mét. Và trao cho mỗi đội 3,4 bộ quần áo và 4,5 cái kẹp trong một cái túi có dây buộc. Nghe hiệu còi, người thứ nhất của mỗi đội đi phơi quần áo, chỉ được dùng một tay, kẹp lại đàng hoàng. Xong rồi trở về chỗ, người thứ hai lên cất quần áo vô bao và đem về cho người thứ ba lên phơi lại. Trò chơi cứ thế tiếp tục, đội nào xong trước thắng.

 

32. Vây tay

Hai em ngồi lưng kề lưng, chân duỗi ra, hai tay khoá ở đằng sau. Khi có lệnh, các em cố sao vật em kia ngã lăn bên tay trái hoặc phải chạm đất.

 

 

 

III.  NHỮNG BÀI HÁT SINH HOẠT

 

. Giao duyên

1/ Gặp anh em mến liền, em trông anh anh thật là hiền. Gặp anh em mến liền, anh ơi anh, anh cười thật duyên. Là chi, tên anh ia là gì ? Anh cho em biết đi, đừng có giấu em làm chi !

2/ Gặp cha con mến liền, con trông cha cha thật là hiền. Gặp cha con mến liền, cha ơi cha, cha cười thật duyên. Ngày vui cha ơi ia lì xì. Cha cho con tí ti, đừng có tiếc con làm chi !

 

. Bài ca tạm biệt

 Gặp nhau đây rồi chia tay ngày vàng như đã vụt qua trong phút giây. Niềm hăng say, còn chưa phai. Đường trường sông núi hẹn mai ta xum vầy (giờ tạm xa cách, hẹn mai ta xum vầy).

. Nào về đây.

Nào về đây ta họp đoàn cùng nhau,
Cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi,
Anh với tôi ta cùng sống vui cho trọn ngày,
Rồi mai ngày chúng ta lại gặp nhau.

Vũ điệu : chọn cặp trước.

a.  Chống nạnh vòng quanh theo nhịp 4/4 (tới-tới, lui-lui) rồi tới.

b. Quay lại từng đôi một, vỗ tay nắm tay nhau đưa lên cao, đi vòng quanh nhau.

c. Như b, nhưng ngược chiều và đổi tay.

. Anh em ta về.

Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này , một hai ba bốn năm. Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này năm bốn ba hai một. Một đều chân bước nhé, hai quay nhìn nhau đi, ba cầm tay chắc nhé không muốn ai chia lìa, bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà, năm giữ mãi tình này trong câu ca.

. Ta ca hát

Tang tang tang tình tang tính. Ta ca ta hát vang lên, hát lên cho đời tươi thắm, hát lên cho quên nhọc nhằn.cùng nhau ta ca hát lên, cho át tiếng chim trong rừng, cho tiếng suối reo phải ngừng, cho rừng xanh đón chờ ta. La la la!

Khoai lang khoai mì khoai bí. Ta ăn ta đớp ta xơi. Cố ăn cho sạch nồi khoai. Cố ăn cho quên nhọc nhằn. Cùng nhau ta đớp ta xơi. Cho hết miếng khoai trong nồi.

. Hát to…hát nhỏ

Ta hát to hát nhỏ nhỏ nhỏ. Rồi mình ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Ố ố ồ ồ, ố ố ồ ồ ta ca  ta hát, hát cho vui đời ta.

. Hoan hô.

Hoan hô anh này một cái, hoan hô anh này, nào chúng mình hoan hô, nào chúng mình hoan hô, nào ta hoan hô, hoan hô, hoan hô.

. Bốn phương trời

Bốn phương trời ta về đây chung vui,
Không phân chia giọng nói tiếng cười,
Cùng nắm tay nhau ta kết đoàn thân ai,
Trao cho nhau những lời thiết tha,
Trao cho nhau những lời thiết tha.

 

29. Lẻ dùm

Bảo lẻ dùm mà không chịu lẻ dùm,
mắc cỡ gì mà không chịu lẻ dùm.
Mặt bánh bao mà làm eo làm khách,
mặt chuối chiên mà làm khách làm eo, eo, eo, eo.

 

. Vui là vui

Vui là vui chúng mình vui nhiều,
Vui là vui chúng mình vui quá,
Vui là vui chúng mình vui nhiều,
Vui là vui chúng mình quá vui.

. Trái đất này.

Trái đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Bồ câu ơi cánh chim gù thương mến. Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng. Cùng bay nào cho trái đất quay. Cùng bay nào cho trái đất quay.

. Nối vòng tay lớn.

Rừng núi dang tay nối lại biển xa. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la, anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát. Quay cuồng trời rộng, bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam. Cờ nối gió đêm vui nối ngày. Giòng máu nối con tim đồng loại. Dựng tình người trong ngày mới. Thành phố nối thôn xa vời vợi. Người chết nối linh thiêng vào đời. Và nụ cười nở trên môi.

Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay. Ta đi từ đồng hoang vu, vượt hết núi đồi. Vượt thác cheo leo. Tay ta vượt đèo từ quê nghèo lên phố lớn. Nắm tay nối liền biển xanh sông gấm. Nối liền một vòng tử sinh.

. Việt Nam quê hương tôi.

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi.
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời.
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả.
Vút phi lao gió thổi trên bờ.
Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi.
Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời.

Miền Nam đất nước quê hương chúng tôi.
Có rừng dừa xanh xa tít chân trời.
Người thiếu nữ dạt dào tình trẻ.
Dáng xinh tươi đang tuổi yêu đời.
Lòng trai tráng rộng lớn như biển khơi.
Với canh tay dựng nên đất trời.

Mùa xuân đã đến quê hương chúng tôi.
Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi.
Đồng xanh lúa rập rờn biển cả.
Tiếng ai ru con ngủ ru hời.
Đồng xanh lúa thẳng cánh cò bay.
Đưa nước về làng quê sáng rồi.

Việt Nam yêu dấu xanh xanh luỹ tre.
Suối đổ về sông qua những nương chè.
Dòng sông cuốn dồn về biển cả.
Lứa thanh niên vui thoả cuộc đời.
Mùa xuân tới nguồn sống đang sục sôi.
Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời.

Đỗ Nhuận

 

35. Quê hương

Nhạc : Giáp Văn Thạch
Thơ    : Đỗ Trung Quân

Quê hương là chùm khế ngọt.
Cho con treo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học.
Con về  rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc.
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ.
Eâm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ.
Mẹ về nón là nghiêng che.
Quê hương là đêm trăng tỏ.
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một.
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ.
Sẽ không lớn nổi thành người.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn