Đăng nhập

Bài 6. Phật Di Lặc

Ngài người dòng Bà La Môn ở Nam Thiên Trúc. Cha mẹ tên là Ba Bà Lợi. Ngài họ A Dật Đa, tên Di Lặc.

 

I. Thân Thế Ngài:

Ngài người dòng Bà La Môn ở Nam Thiên Trúc. Cha mẹ tên là Ba Bà Lợi. Ngài họ A Dật Đa, tên Di Lặc.
II. Ý Nghĩa Tên Ngài:

A Dật Đa dịch là Vô Năng Thắng, có nghĩa là sự tu hành và lòng từ bi ngài không ai sánh kịp. Di Lặc dịch là Từ-thị. Trước kia mẹ ngài là một người tâm địa không tốt, nhưng sau khi thọ thai ngài thì tâm trở nên hiền từ. Vả lại trong kiếp trước ngài đã từng tu phép tu tâm tam muội, Ngài tu pháp ấy đến khi thành Phật, nên gọi Ngài là Từ-thị.

III. Tiền Thân Của Ngài:

Trong một kiếp trước đời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, Ngài cùng Đức Phật Thích Ca đồng thời phát Bồ Đề tâm tu các pháp lành. Đến đời Đức Phật Nhựt Nguyệt Đăng, Ngài cũng xuất gia tu hành. Ngài có lòng Từ Bi, nhưng thiếu hạnh Tinh Tấn, nên khi Đức Phật Thích Ca thành Phật Ngài mới lên địa vị Bồ Tát Bổ Xứ, nghĩa là sẽ thành Phật trong một đời sau. Ngài được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật Di Lặc sau này tại Long Hoa Hội.

Hạnh Tu : Ngài tu theo pháp Duy Thức, không chấp vào danh tướng giả hợp, chỉ tin vào nhân duyên giả hợp mà phát sanh.
Hạnh Nguyện: Hiện nay Ngài ở cung trời Đâu Suất Nội Viện thuyết pháp độ chúng sanh. Nhờ hạnh nguyện rộng lớn của Ngài nên những ai sanh lên cung trời Đâu Suất Nội Viện thì không còn thoái đọa. Đến khi nhân loại sống đến tám vạn tuổi, ngài mới hiện sanh và thành Phật dưới cây Long Hoa.

Một Hóa Thân Của Ngài: Ngài hiện thân làm vị Hòa Thượng tại đất Minh Châu huyện Phụng Hóa và lấy tên là Khê Tử. Mình Ngài rất to lớn, tánh tình hoan hỷ, nói năng khác thường, ngủ nghỉ không chọn sang hèn. Ngài thường mang túi vải đi khất thực, đem về nuôi trẻ con. Người ta thường gọi Ngài là Bố Đại Hòa Thượng (Hòa Thượng mang túi vải). Trước khi qua đời, Ngài có để lại bài kệ rằng:

"Di Lặc thiệt là ta

Phân thân như hằng sa

Thường hiện làm thường dân,

Mắt phàm không thấy ta".
IV. Biểu Tướng Và Lòng Quy Ngưỡng Của Phật Tử:

Hiện nay các chùa đều thờ tượng Ngài bên phía tay phải của Đức Phật Thích Ca. Rất nhiều nơi tạc hình Ngài thân thể to lớn, mặt mày vui vẻ, lại có sáu đứa con nít leo trên mình. Sáu đứa con nít biểu hiệu cho sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) luôn luôn khuấy phá Ngài. Nhưng vì Ngài đã tu phép Duy Thức nên Ngài vẫn luôn luôn tự tại.
V. Niệm Danh Hiệu Ngài:

Niệm danh hiệu hoan hỷ, vui tươi.

Cầu mong được Ngài hóa độ.

Mong được dự Hội Long Hoa để được Ngài Giáo Hóa.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn