Đăng nhập

Bài 9. luật Nhân quả

Nhân Quả là luật thiên nhiên chi phối tất cả mọi sự vật trong vũ trụ, mà đức Phật đã dùng trí tuệ đã khám phá ra.

Nhân Quả là luật thiên nhiên chi phối tất cả mọi sự vật trong vũ trụ, mà đức Phật đã dùng trí tuệ đã khám phá ra.

I. Định Nghĩa :

- Nhân: Nguyên nhân, năng lực phát động

- Quả: Kết quả, sự hình thành của năng lực phát động

II. Những Đặc Tính Của Luật Nhân Quả:

Đức Phật dùng đạo Lý Nhân Quả để giải thích sự tương quan tương duyên giữa nhân và quả. Sự tương quan này rất mật thiết, nhưng cũng rất phức tạp và khó nhận định. Cũng cần phải biết những điều sau để khỏi sai lầm:

1. Một Nhân Tự Nó Không Thể Sinh Ra Quả, mà phải nhờ nhiều trợ duyên khác: Sự vật được hình thành giữa vũ-trụ này đều do sự tổng hợp của nhiều nhân duyên. Một nhân không thể nào tự nó phát sanh ra quả được.

Ví dụ cây lúa không phải chỉ do hạt lúa tạo thành mà cần phải có các nhân khác giúp vào hạt lúa mới nảy mầm được như đất, nước, v.v...

2. Nhân Nào Quả ấy: Nhân thế nào thì kết quả cũng như vậy chứ không bao giờ tương phản, mâu thuẩn nhau.

Ví dụ: người học đàn chỉ biết đàn, chứ không thể biết đánh trống.

3. Trong Nhân Có Quả, Trong Quả Có Nhân: Nhân, chính nó cũng là quả đồng thời của sự thuần thục của nhiều nhân duyên trước nó. Quả, chính nó cũng là nhân đồng thời cho sự phát sanh của quả khác.

Ví dụ: Tốt nghiệp đại học là kết quả của nhiều năm tháng học hành nhưng sự tốt nghiệp đó cũng là nhân chính cho sự tìm kiếm việc làm, và ngược lại.
III. Sự Liên Hệ Giữa Nhân Và Quả Qua Thời Gian:

Nhân Quả Một Thời: Nhân quả nối liền nhau. Nghĩa là vừa tạo nhân, quả liền phát khởi. Như đánh chuông liền nghe tiếng. Quả theo liền với nhân, chứ không cần chờ đợi một thời gian mới thuần thục.

Nhân Quả Trong Hiện Tại: Tạo nhân đời này thì kết quả cũng trong đời này. Như trồng lúa thì chừng sáu tháng đã có lúa, không cần phải đợi một thời gian lâu xa.

Nhân Quả Trong Hai Đời: Nhân tạo đời trước, đời này mới có kết quả, nhân tạo đời này đến đời sau mới có kết quả; nghĩa là cần đợi một thời gian khá lâu quả mới thuần thục. Ví dụ, trong đời sống hiện tại biết bố thí cúng dường thì đời sau sẽ được giàu sang.

Nhân Quả Trong Nhiều Đời: Nhân tạo từ các đời trước đến đời này mới có kết quả. Nhân tạo trong đời này, đến nhiều đời sau mới có kết quả. Ví dụ, muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi phải cần trải qua nhiều kiếp tu hành.

IV. Lợi Ích Do Sự Hiểu Biết Luật Nhân Quả Đem Lại Cho Chúng Ta:

- Tránh mê tín di đoan: Luật Nhân Quả Làm Cho Chúng Ta Thấy Rõ Sự Thật: thấu hiểu thực trạng của sự vật đúng như sự thật, chứ không vọng tưởng sai lầm.

- Tin vào năng lực và khả năng của chúng ta: Không Tuân Theo Thuyết Thượng Đế Thần Quyền: Căn cứ vào định lý Nhân Quả, đạo Phật phủ nhận thuyết vũ trụ do một đấng Thượng-Đế sanh ra, và phủ nhận sự thưởng phạt do thượng đế ban bố.

Đã biết cuộc đời của mình do nghiệp nhân của chính mình tác thành, như thế thì tự mình là chúa tể và có đặc quyền cải tạo đời sống của mình hiện tại để trở thành trong đẹp thanh cao.

người hiểu nhân quả, dù gặp thất bại hay nghịch cảnh cũng không chán nản trách móc, chỉ lo tự cải tạo lấy nghiệp nhân bất thiện để được hưởng kết quả chân chánh thanh tịnh mà thôi.

nếu muốn được kết quả tốt đẹp, cần phải siêng năng tạo những hành động có lợi cho mình, cho người, cho chúng sanh, và đúng theo lời Phật dạy.

V. Những Ví Dụ Về Lý Nhân Quả:

Nhân Quả Nơi Hiện Cảnh: Rừng rậm (Quả) là kết quả của nhiều cây hợp lại (Nhân).
Nhân Quả Nơi Tự Thân: Thân thể cường tráng (Quả) là do sự kết hợp đầy đủ của các tế bào (Nhân).

Nhân Quả Nơi Tự Tâm : Tánh tình tư tưởng và trí thức con người cũng chịu sự chi phối của định lý Nhân Quả. Làm điều độc ác thì trí tưởng thấp hèn, nghĩ điều lành thì tánh tình thuần thục. Học nhiều nhớ rộng thì kiến thức mở mang, thông thái uyên bác.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn