Đăng nhập

Bài 12. Thiện, Ác Trong Đạo Phật

Theo đạo Phật thiện nghĩa là lành, là tốt, là hợp lý, có lợi cho mình và cho người trong hiện tại

I.  Định Nghĩa:

            Theo đạo Phật thiện nghĩa là lành, là tốt, là hợp lý, có lợi cho mình và cho người trong hiện tại và tương lai. Ác là dữ, là xấu là trái lý có hại cho mình và cho người trong hiện tại và tương lai.

II. Các Quan Niệm Về Thiện, Ác:

            1. Thiện ác trong phong tục:

Làm đúng theo phong tục thì người cho là thiện, làm trái lại là ác.

Nhưng  có nhiều phong tục rất kỳ dị trái với lẽ phải, trái với sự tiến hóa của nhân loại. Như một số bộ lạc ở Châu Phi khi cha mẹ già thì giết để ăn thịt là thiện. Ở Ấn Độ thuở xưa, chồng chết thì vợ chính, vợ hầu phải hỏa thiêu chồng mới là chung thủy. Ở nước ta cũng như ở Trung Hoa khi có đám tang thì càng giếc trâu bò heo dê để cúng tế, tiệc bàn càng lớn càng tỏ ra hiếu thảo.

Do đó quan niệm thiện ác xét theo phong tục tập quán, không thể đúng đắn, hợp lẽ phải.

            2. Thiện ác theo pháp luật:

                        Luật pháp có mục đích đem lại sự trị an trong quốc gia. Nhưng luật pháp một phần nào dựa theo phong tục, và nhiều khi sai khác nhau giữa quốc gia này với quốc gia khác.

                        Luật pháp chỉ ngăn ngừa và trừng trị những tội ác có bằng chứng và phát hiện ra hành động, chứ không ngăn ngừa và trừng trị được những tội ác trong tâm., mà chính những tội ác trong tâm mới quan trọng.

            3. Thiện ác theo thần giáo:

                        Các thần giáo thường dạy: “Kính mến các vị thiên thần, tạo hóa là thiện, không tin các vị tạo hóa, thiên thần là ác”. Nhưng mỗi thần giáo đều có một vị tạo hóa, mỗi vị thần khác nhau thì biết vị nào là thiện?

III. Thiện Ác Theo Phật Giáo:

            Theo thế gian pháp và xuất thế gian pháp có thể chia làm ba loại:

            1. Hữu lậu ác: là những hành động độc ác khiến loài người bị đọa trong các cỏi dữ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

                        Hữu lậu ác nhiều không kể xiết, tuy thế đại khái không ra ngoài 5 điều nghịch (giết cha, giết mẹ, giết các vị A La Hán, phá hòa hiệp Tăng và hại Phật) và 10 điều ác (sát sinh, trôm cắp, tà dâm, nói lào, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời độc ác, tham lam, sân hận, si mê).

            2. Hữu lậu thiện: là những hành động lành, tuy có thể làm mình hưởng những quả báo lành, sinh vào cảnh giới trời nhưng chưa thoát được vòng sinh tử, đến cảnh giới Niết bàn.

                        Hữu lậu thiện gồm có phần Chỉ Ác (là tự ngăn đón, không làm ác) và phần Tác Thiện (là làm 10 điều lành: Phóng sinh, bố thí, tịnh hạnh, nói lời chân thật, nói ngay thẳng, nói dịu ngọt, nói hòa giải, từ bi, nhẫn nhục, suy nghĩ sáng suốt).

            3. Vô lậu thiện: là khi làm việc thiện mà không còn ngã chấp, không hy vọng quả báo tốt đẹp, không thấy mình có làm việc thiện gì cả.

IV. Quả Báo Nặng Nhẹ Của Các Việc Thiện Ác:

            Kinh Ưu Bà Tắc, trong khi nói về sự nặng nhẹ, lớn nhỏ của nghiệp nhân, có thể chia làm 4 trường hợp khác nhau, do đó nghiệp quả cũng có nặng nhẹ lớn nhỏ khác nhau:

            1. Việc nặng mà ý nhẹ: như quang đá để hại người chẳng may lỡ tay giết người.

            2. Việc nhẹ mà ý nặng: như thấy một tượng đá tưởng kẻ thù của mình, nắm dao đến đâm làm tượng bị sứt mẻ.

            3. Việc và ý đều nhẹ: như dùng lời nói châm biếm chế nhạo người mình không ưa.

            4. Việc và ý đều nặng: như thù oán đã dùng dao đâm chết người.

           

 

 

           

           

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn