Đăng nhập

Bài 14. Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Dưới Thời Nhà Lý

Đao Phật dưới đời nhà Lý, xét tổng quát rất thịnh đạt. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử Phật giáo nước nhà. Nhưng xét riêng trong thời kỳ dài trên 200 năm này thì không phải Phật giáo lúc nào cũng được phát triển mạnh mẽ như nhau. Mà trái lại có thể chia làm hai thời kỳ khác nhau:

Đao Phật dưới đời nhà Lý, xét tổng quát rất thịnh đạt. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử Phật giáo nước nhà. Nhưng xét riêng trong thời kỳ dài trên 200 năm này thì không phải Phật giáo lúc nào cũng được phát triển mạnh mẽ như nhau. Mà trái lại có thể chia làm hai thời kỳ khác nhau:

I. Thời Kỳ Đầu:

Gồm 100 năm là thời kỳ phồn thịnh nhất. trong thời kỳ này, các vị vua chúa vừa là những nhà chính trị lỗi lạc vừa là những Phật tử thuần thành đã tích cực phát huy Phật giáo. Các vị sư trong thời này cũng vừa là những vị cao tăng đại đức vừa là những nhà văn hóa, chính trị gia lỗi lạc.

1. Dưới đời Lý Thái Tổ: (1010-1028):

     Vua Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn, con nuôi của sư Lý Khánh Vân, và thọ giáo với Ngài Vạn Hạnh thiền sư. Sau khi lên ngôi vua, kế vị Lê Ngọa Triều, Ngài hết lòng chú trọng đến sự truyền bá chánh pháp: dựng chùa, sai sứ sang Trung Hoa thỉnh kinh đem về truyền bá trong nước.

Có nhiều vị thiền sư có danh tiếng  của hai phái Tỳ ni đa lưu chi và Vô ngôn Thông như: Ngài Vạn Hạnh, Đa Bảo, Sùng Phạm.

2. Dưới đời Lý Thái Tôn (1028-1054):

     Lý Thái Tôn là đệ tử thuần thành của Ngài Thiên Lão thiền sư. Sau khi đánh đuổi giặc Chiêm (bây giờ gọi là Chăm pa) ở Hoạn Châu về, Ngài sắc lập 95 ngôi chùa và hạ chiếu miễn thuế cho dân trong một năm. Ít năm sau vua Tống bên Tàu cho sứ đem kinh điển sang biếu Vua Lý Thái Tôn. Hành động này làm vẻ vang cho triều đình và vinh dự cho đất nước.

Có nhiều vị cao tăng rất có công đức trong việc truyền bá chánh pháp như: Ngài Huệ Linh, Ngài Định Lương và nhất là ngài Thiên Lão thiền sư.

3. Dưới đời vua Lý Thánh Tôn (1054-1072):

     vua Lý Thánh Tôn được ngài Thảo Đường thiền sư (người Trung Hoa) truyền tâm pháp làm đệ tử đầu tiên của phái Thảo Đường. Năm 1059, vua xuống sắc lệnh xây tháp và đúc một quả chuông trọng lượng đến 12.000 cân đồng tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

4. Dưới đời Lý Nhân Tôn (1072-1127):

     Mặc dù còn nhỏ nhưng thông minh và mộ đạo. Ngoài việc triều đình, Ngài còn để tâm lo việc truyền bá Phật pháp. Ngài đặt một vị quan cao cấp để trông nom hết thảy các chùa chiền trong nước. Ngài phong Khô Đau thiền sư làm quốc sư để cố vấn quốc chính.

     Hoàng hậu cũng là một tín nữ đắc lực đã xuất tiền của riêng ra lập trên 100 cảnh chùa trong nước.

     Có nhiều vị thiền sư lỗi lạc như: Ngài Viên Chiếu, Ngộ Ấn.

5. Dưới đời Lý Thần Tôn (1128-1138):

     Lý Thần Tôn vẫn sùng mộ Phật pháp và phong Minh Không thiền sư làm quốc sư.

     Có các vị danh tăng như: Minh Không, Thông Biểu, Bảo Giám và một vị ni sư, con gái một vị hoàng thân tức bà Diệu Nhân.

II. Thời Kỳ Thứ Hai: Gần 100 năm, không phát triển bằng thời kỳ đầu.

            -  Dưới đời các vị vua cuối nhà Lý: Lý Anh Tôn, Lý Cao Tôn, Lý Huệ Tôn:

                        Các vị vua khi lên ngôi đều còn nhỏ tuổi, không đảm đương được việc nước. Dẫn đến vận nước suy dần: Vua không có thực quyền, trong triều hay có nội loạn, ngoài dân thiếu yên ổn. Đạo Phật mặc dù vẫn được vua quan sùng mộ, nhưng không phát triển được như các đời vua trước.

            Năm 1224, Huệ Tôn ngán đời làm vua, truyền ngôi cho con gái mới 7 tuổi là công chúa Phát Kim, tức Lý Chiêu Hoàng rồi xuất gia ở chùa Châu Giáo, tự xưng là Huệ Qyang đại sư.

            Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Lý đến đây là chấm dứt.

            Trong thời kỳ này vẫn có những vị danh tăng như: Ngài Trí Thuyên, Bảo Giám, Viên Thông, …

           

           

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn