Đăng nhập

Bài 15. Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Thời Nhà Trần

THỜI NHÀ TRẦN (1225-1400)

TRONG THỜI ĐÔ HỘ CỦA NHÀ MINH VÀ THỜI HẬU LÊ

(1427-1527)

THỜI NHÀ TRẦN (1225-1400)

TRONG THỜI ĐÔ HỘ CỦA NHÀ MINH VÀ THỜI HẬU LÊ

(1427-1527)

 

A. PHẬT GIÁO DƯỚI ĐỜI NHÀ TRẦN (1225-1400):

Đạo Phật dưới đời nhà Trần, có thể chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu rất thịnh hành, trái lại thời kỳ thứ hai là thời kỳ suy nhược.

I. THỜI KỲ THỨ NHẤT (Gần 100 năm):

     Các vị vua chúa rất mộ đạo và có công lớn trong việc truyền bá Phật pháp, trong các vị vua này, đáng kể là:

     1. Vua Trần Thái Tôn:

                 Mới lên ngôi, vua cho lập chùa, đúc chuông và hết lòng hộ trì Tam bảo. Ngài có soạn hai tập sách có giá trị là “Thiền tôn chỉ nam” (nói về đạo lý tu thiền) và “Khóa hư” (giải thích rõ hình tướng của cái khổ: Sanh, lão, bênh, tử).

     2. Vua Trần Nhân Tôn: (sơ tổ phái Trúc Lâm)

                 Khi đánh bại được quân Mông Cổ một cách oai hùng, vua truyền ngôi lại cho con là Trần Anh Tôn và vào tu ở núi Yên Tử. Ngài thiết lập tu viện, thuyết pháp độ sinh, mở các trạm phát thuốc để cứu giúp người bệnh tật.          

                        3. Vua Trần Anh Tôn:

                                    Noi gương phụ vương, vua Trần Anh Tôn đã hoạt động hăn hái trong việc truyền bá Phật giáo. Ngài sai sứ sang Trang Hoa thình kinh và đem về in lại thành nhiều bản phát cho nhân dân. Ngài lại truyền thiết lập những đàn tràng lớn để hành lễ và phát chẩn cho dân nghèo.

            II. THỜI KỲ THỨ HAI (Gần 80 năm):

                        Đạo Phật bắt đầu suy giảm vì hai lý do:

1. Ở bên ngoài: sự cạnh tranh ráo riết của Khổng giáo

2. Ở bên trong: sự xâm nhập những hình thức mê tín dị đoan của ngoài đạo, tà giáo.

            III. CÁC VỊ TĂNG DƯỚI ĐỜI NHÀ TRẦN:

                        Tuy thế, dưới đời nhà Trần nói chung vẫn có những vị danh tăng như:

                        1. Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ: Ngài tên Trần Quốc Tảng, con trai Trần Hưng Đạo vương. Thời niên thiếu, ngài đem quân dẹp giặc Mông Cổ, sau khi nước nhà thoát nạn ngoại xâm, Ngài xin từ chức lui về phong ấp chuyên tâm học đạo.

                        Vua Thánh Tôn rất kính trọng đặt cho Ngài hiệu là “Tuệ Trung Thượng Sĩ” và ký thác vua Trần Nhân Tôn cho Ngài.

                        2. Ngài Pháp Loa tôn sư: (vị Tổ thứ hai của phái Trúc Lâm):

                                    Ngài có công lớn trong việc chỉnh đốn và quản lãnh tăng chúng. Ngài đã đúc  được 1.300 pho tượng, lập nhiều chùa tháp, độ được vô số tăng ni.

                        3. Ngài Huyền Quang tôn sư: (vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm):

                                    Ngài đổ trạng nguyên lúc 20 tuổi, nhưng ngài không màng danh lợi nên đã xin từ chức để xuất gia thọ giáo với ngài Pháp Loa. Sau khi được Ngài Pháp Loa truyền tâm ấn, Ngài trụ trì ở chùa Vân Yên, núi Yên Tử, thu nạp hàng ngàn đệ tử, lập chùa in kinh và mở pháp hội bố thí cho người nghèo.

B. PHẬT GIÁO DƯỚI THỜI NHÀ MINH ĐÔ HỘ (1414-1427) VÀ DƯỚI ĐỜI NHÀ HẬU LÊ (1428-1527):

            Từ khi nhà Trần bị Hồ Quý Ly cướp ngôi sang đến thời kỳ bị nhà Minh đô hộ và đời hậu Lê trong khoảng trên 100 năm, đạo Phật Việt Nam rất suy đồi. Có thể nói đây là giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử gần 2.000 năm của Phật giáo nước nhà.

            Khi nhà Minh mượn cớ sang đánh nhà Hồ, khôi phục nhà Trần, để xâm chiếm nước ta, mặc dù chỉ trong 7 năm ngắn ngủi, nhưng hậu quả tai hại mà nhà Minh để lại đã ảnh hưởng đến gần 100 năm sau chưa phai mờ.

            Quân Minh tịch thu tất cả sách sử trong nước (có cả kinh điển nhà Phật) đem về Kim Lăng, đốt phá chùa chiền rất nhiều, du nhập hình thức mê tín dị đoan của ngoại đạo, tà giáo.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn