Đăng nhập

Bài 1. Lịch Sử Đức Phật Thích Ca (Từ sơ sinh đến trưởng thành)

Một hôm trong giấc ngủ an lành, hoàng hậu Ma Gia mộng thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bên phải của bà và sau đó thì hoàng hậu thọ thai. Thái tử sanh vào ngày trăng tròn tháng hai Ấn độ, tức nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch, dưới cây Vô ưu, vườn Lâm Tỳ Ni, nước Ca Tỳ La Vệ. Ngài được đặt tên Tất Đạt Đa, họ Thích Ca, vì Thích Ca là chi nhánh của dòng dõi Kiều Tất La nên ngài được gọi là Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa.

I. Sự ra đời của thái tử:

Một hôm trong giấc ngủ an lành, hoàng hậu Ma Gia mộng thấy một con voi trắng sáu ngà chui vào hông bên phải của bà và sau đó thì hoàng hậu thọ thai. Thái tử sanh vào ngày trăng tròn tháng hai Ấn độ, tức nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch, dưới cây Vô ưu, vườn Lâm Tỳ Ni, nước Ca Tỳ La Vệ. Ngài được đặt tên Tất Đạt Đa, họ Thích Ca, vì Thích Ca là chi nhánh của dòng dõi Kiều Tất La nên ngài được gọi là Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa.

II. Tướng mạo Thái tử:

Thái tử có 32 tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Tướng số A -Tư-Đà nhìn thái tử và nói rằng : "Nếu thái tử làm vua thì sẽ làm vị chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật." Ông A-Tư-Đà vừa vui vừa buồn. Vui là thái tử sẽ thành Phật, và buồn vì khi thái tử thành Phật thì ông không còn sống nữa.


III. Cuộc sống của Thái tử:

Thái tử chào đời được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Gia qua đời. Thái tử được dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng. Thái tử nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, lại luôn luôn khiêm tốn, lễ độ nên được mọi người yêu chuộng.

Càng yêu thương quý trọng con, Tịnh Phạn vương càng lo sợ con mình sau này sẽ bỏ ngai vàng mà xuất gia tìm đạo, Nài tìm mọi cách để giữ Thái tử lại trong cung. Ngài truyền dựng cung vàng điện ngọc thích hợp với 3 mùa, tuyển lựa cung phi mỹ nữ ngày đêm đàn ca xướng hát.

Ngoài ra, Ngài còn tổ chức các cuộc thi đua, bắt Thái tử cưới công chúa Da-Du-Đà-La con vua Thiện Giác.

Mặc dù vậy, Thái tử Tất Đạt Đa vẫn không bị say đắm trong cảnh lạc thú, trái lại Ngài nuôi chí xuất gia tìm đạo cứu đời


IV. Thái tử tiếp xúc với đời:

Thái tử xin cha đi du ngoạn để biết cuộc sống ở ngoài hoàng cung.

Lần thứ nhất ở cửa thành phía Đông ngài gặp một cụ già da nhăn, lưng còm, tai điếc.

Lần thứ hai ở cửa thành phía Nam gặp một người bệnh rên la thảm thiết.

Lần thứ ba ở cửa thành phía Tây ngài chứng kiến một đám tang, thân nhân khóc la sầu thảm.

Bấy giờ thái tử mới thực sự biết rõ thực trạng đau khổ của kiếp người.

Lần thứ tư ở cửa thành phía Bắc gặp một vị sa môn. Nhìn hình ảnh thanh thoát của vị sa môn làm thái tử nảy sanh ý chí tìm đạo. Ngài hiểu rằng chỉ có phương pháp xuất gia, tìm đạo giải thoát, mới mong cứu được hết thảy chúng sanh khỏi khổ đau.


V. Thái tử xuất gia:

Một đêm kia, sau buổi yến tiệc linh đình, thừa lúc mọi người đang ngủ say, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Xa-Nặc phi ngựa Kiền-trắc theo hướng Đông Nam. Đến dòng sông A-Nô-Ma, ngài cởi hoàng bào, cắt tóc, và trao gươm báu cho Xa-Nặc đem về cho vua cha để bày tỏ ý chí cương quyết xuất gia của Thái tử. Ngài xuất gia vào lúc trăng tròn tháng 2 Ấn độ (ngày rằm tháng 2 âm lịch), lúc ngài được 19 tuổi.

Sự ra đii từ bỏ cung vàng điện ngọc của Ngài là sự hy sinh từ bỏ vĩ đại, không tiền khoáng hậu có một không hai trong lịch sử loài người.

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 


Gia đình Phật tử Bửu Lâm Bình Châu

Website: http://gdptbuulam.mov.vn

Email: gdpt_buulam@yahoo.com.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn